Covid không làm suy yếu chứng khoán Việt

Bất chấp làn sóng Covid-19 lần thứ tư đang diễn biến phức tạp, chỉ số chứng khoán của Việt Nam vẫn là chỉ số hoạt động hàng đầu với mức tăng 20% kể từ đầu năm đến nay. Thậm chí, một số nhà phân tích nhận định rằng VN-Index có thể tăng thêm 12% lên 1.500 điểm vào cuối năm nay nhờ triển vọng phục hồi của nền kinh tế và doanh nghiệp.

Tính từ đầu năm đến nay, chỉ số các thị trường mới nổi MSCI phục hồi; nhưng mức tăng trung bình 8,6% dường như không đủ để các nhà đầu tư thích thú với các nền kinh tế đang phát triển. Tuy nhiên, có một số thị trường cận biên như Việt Nam lại là trường hợp gây chú ý.

Lấy trường hợp của VanEck Vectors Vietnam ETF (VanEck VNM) – quỹ đang có quy mô khoảng 548 triệu USD và nắm giữ 30 cổ phiếu, trong đó có đến 70,8% quy mô của quỹ ETF này rót vào các lĩnh vực bất động sản, công nghệ, hàng tiêu dùng và các lĩnh vực tiêu dùng tùy ý (Discretionary Consumption). Quỹ giao dịch hối đoái duy nhất được niêm yết tại Hoa Kỳ dành riêng cho cổ phiếu Việt Nam đã tăng hơn 13,3% tính đến thời điểm hiện nay. Kết quả này là nhờ các cổ phiếu trong danh mục đầu tư nằm trong số những công ty hoạt động tốt nhất trong khu vực.

covid khong lam suy yeu chung khoan viet

Bất chấp làn sóng Covid-19 lần thứ tư đang diễn biến phức tạp, chỉ số chứng khoán của Việt Nam vẫn là chỉ số hoạt động hàng đầu với mức tăng 20% kể từ đầu năm đến nay. Thậm chí, một số nhà phân tích nhận định rằng VN-Index có thể tăng thêm 12% lên 1.500 điểm vào cuối năm nay nhờ triển vọng phục hồi của nền kinh tế và doanh nghiệp.

Quả vậy, theo thống kê của Bloomberg xét về giá trị thì chứng khoán Việt Nam giao dịch ở mức PE khoản 15 lần, thấp hơn một chút so với tỷ lệ 16 lần của Chỉ số MSCI châu Á-Thái Bình Dương. Trong khi ông Stephen McKeever – Trưởng bộ phận khách hàng tổ chức của Công ty chứng khoán HSC cho rằng, lợi nhuận của các doanh nghiệp có thể tăng vọt 30% trong năm nay. Đầu tư trực tiếp vào Việt Nam đang tăng lên và Việt Nam đang là một trong những điểm đến ưa thích của các nhà đầu tư toàn cầu vốn đang cân nhắc tiếp cận với các nền kinh tế đang phát triển nhỏ hơn.

Với các chuyên gia phân tích quốc tế, Việt Nam tương đồng với thị trường Trung Quốc cách đây 20 năm, dự kiến xu hướng tiêu dùng tương tự sẽ tiếp tục diễn ra. Chi tiêu cũng sẽ tăng, đặc biệt là cho cơ sở hạ tầng với việc Bộ Kế hoạch và Đầu tư đặt ra kế hoạch đầu tư công trị giá 119 tỷ USD trong vòng 4 năm tới.

Theo ông Deirdre Maher – Giám đốc thị trường biên của quỹ Amundin (Pháp), xét góc độ từ dưới lên, các cổ phiếu niêm yết của Việt Nam nhìn chung đang gia tăng thị phần, có bảng cân đối kế toán tốt và đang có mức tăng trưởng mạnh mẽ. Thị trường chứng khoán Việt Nam cũng có nhiều ngành khác nhau, trái ngược với nhiều thị trường biên giới và mới nổi khác, đồng thời sự tham gia mạnh mẽ của nhà bán lẻ trong nước vào thị trường giúp đảm bảo tính thanh khoản tương đối mạnh.

Cơ hội sắp tới có thể đến từ khả năng được nâng hạng lên nhóm chỉ số thị trường mới nổi. Việt Nam hiện đáp ứng các ngưỡng định lượng để nâng hạng. Chẳng hạn như sự hiện diện của các kho dự trữ và khối lượng giao dịch lớn, nhưng thiếu các tiêu chí định tính nhất định, đặc biệt là xung quanh các vấn đề về tự do hóa ngoại hối và mở cửa cho đầu tư nước ngoài. Dù vậy, bất kỳ thông báo nào về việc chuyển sang danh sách theo dõi Chỉ số EM của MSCI, hoặc nâng cấp chính nó có thể là chất xúc tác nhất định cho thị trường.

Theo ông Deirdre Maher, nhiều nhà đầu tư không biết rằng hơn 85% MSCI EM hiện đang phân bổ tập trung ở 8 quốc gia và chỉ 15% còn lại trải rộng trên 19 quốc gia khác, cho thấy rằng có vô số những doanh nghiệp bị bỏ qua tại các thị trường mới nổi nhỏ hơn, ví như Việt Nam và Kazakhstan. Nhưng các thị trường đó có thể vừa đa dạng hóa vừa mang lại lợi nhuận khi thế giới cố gắng phục hồi sau cuộc khủng hoảng Covid-19.

“Trong ngắn hạn, Việt Nam phải giải quyết sự xuất hiện gần đây của làn sóng Covid-19 lần thứ tư này. Tuy nhiên, quốc gia này đang áp dụng các chiến thuật tương tự đã thành công trong ba đợt bùng phát trước đó, với làn sóng hiện tại không có khả năng làm tổn hại đến tiềm năng tăng trưởng dài hạn của Việt Nam”, ông Deirdre Maher nhận định lạc quan.

Theo Nam Minh/Thời báo Ngân hàng