Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo tình trạng kháng thuốc kháng sinh ngày càng gia tăng cũng nguy hiểm như đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 và có nguy cơ đảo ngược những tiến bộ y học trong một thế kỷ.
WHO đã coi tình trạng kháng thuốc kháng sinh là một trong những mối đe dọa y học lớn nhất.
Vấn đề này có thể không cấp bách như đại dịch COVID-19 nhưng cũng nguy hiểm không kém.
Ông cho rằng tình trạng này có nguy cơ làm thụt lùi tiến bộ y học, khiến thế giới trở lại thời kỳ y học cách đây một thế kỷ và khiến loài người không còn khả năng tự bảo vệ trước các bệnh nhiễm trùng mà ngày nay có thể dễ dàng chữa trị.
WHO cũng cho rằng tình trạng kháng thuốc kháng sinh đang đe dọa an ninh lương thực, phát triển kinh tế và khả năng chống chọi với bệnh tật của thế giới vì nó dẫn đến tăng chi phí điều trị, điều trị thất bại, bệnh nặng và có thể dẫn đến tử vong.
Kháng thuốc xảy ra khi các loại vi sinh vật như vi khuẩn, virus, nấm hoặc ký sinh trùng trở nên miễn dịch với các loại thuốc điều trị bệnh do chúng gây ra hiện nay, như thuốc kháng sinh, thuốc chống virus, thuốc chống nấm – các bệnh gây ra những vết thương nhỏ và nhiễm trùng thông thường nhưng lại có nguy cơ gây tử vong.
Tình trạng kháng thuốc đang ngày càng gia tăng trong những năm gần đây do sử dụng quá nhiều các loại thuốc trên ở người hoặc trong chăn nuôi.
Liên đoàn Quốc tế các nhà sản xuất và hiệp hội dược phẩm (International Federation of Manufacturers and Pharmaceutical Associations – IFPMA) cho biết khoảng 700.000 người tử vong mỗi năm trên toàn cầu vì kháng thuốc kháng sinh.
Theo IFPMA, con số này có thể tăng lên đến 10 triệu người vào năm 2050.
WHO cũng khuyến cáo đến năm 2050, châu Á sẽ có khoảng 5 triệu người tử vong vì kháng thuốc kháng sinh.
Theo Thủy Tiên/Chất lượng&cuộc sống