TP.HCM: Tăng cường các giải pháp phòng chống ngộ độc thực phẩm

Ngày 12/11, Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM đề nghị UBND 24 quận, huyện; Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM; Liên đoàn Lao động TP.HCM; Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp TP.HCM; Ban Quản lý Khu công nghệ cao TP.HCM; Đại học Quốc gia TP.HCM triển khai thực hiện tăng cường các giải pháp an toàn thực phẩm và phòng chống ngộ độc thực phẩm.

Theo đó, thực hiện nghiêm Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 13/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước, trách nhiệm quản lý nhà nước trong tình hình mới. Hướng dẫn triển khai nghiêm túc các quy định tại Luật An toàn thực phẩm, Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 2/2/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm về quy định điều kiện an toàn thực phẩm đối vói cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống.

tphcm tang cuong cac giai phap phong chong ngo doc thuc pham
Ảnh minh họa.

Các đơn vị chủ động xây dựng kế hoạch bảo đảm an toàn thực phẩm đối với bếp ăn tập thể trên địa bàn, trong đó bảo đảm toàn bộ bếp ăn tập thể tại các khu chế xuất và công nghiệp, khu công nghệ cao, trường học và nhóm trẻ gia đình trên địa bàn phải được kiểm tra, giám sát, hậu kiểm, được phân công, phân cấp quản lý đầy đủ, bảo đảm không để sót, không có đơn vị không bảo đảm an toàn thực phẩm được phép hoạt động; Phối hợp với các đơn vị chức năng trên địa bàn tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể trong các khu chế xuất và công nghiệp, khu công nghệ cao, trường học và nhóm trẻ gia đình.

Phát hiện sớm và kiên quyết xử lý nghiêm các trường họp vi phạm quy định an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật và công khai các vi phạm trên phương tiện thông tin để kịp thời cảnh báo cho cộng đồng; Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục kiến thức an toàn thực phẩm, biện pháp phòng chống ngộ độc thực phẩm cho các đối tượng. Đặc biệt là các đơn vị có bếp ăn tập thể, cơ sở cung cấp suất ăn sẵn đề bảo đảm sản xuất, kinh doanh thực phẩm bền vững và có trách nhiệm với sức khỏe cộng động; biểu dương các cơ sở bếp ăn tập thể, cung cấp suất ăn sẵn chấp hành tốt các quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn thực phẩm.

“Các đơn vị chức năng chỉ đạo hoặc phối hợp với các đơn vị y tế trên địa bàn chuẩn bị sẵn sàng các phương án, lực lượng thường trực, phương tiện, vật tư, hóa chất; tăng cường công tác đào tạo, tập huấn cho lực lượng chuyên môn trong việc khám, cấp cứu và điều trị, điều tra, xử lý để kịp thời khắc phục, giảm thiểu ảnh hưởng khi có vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra trên địa bàn”, ông Lê Thanh Hải, Phó Trưởng Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM đề xuất.

Theo Minh Lâm/Thời báo Ngân hàng