Trước những khó khăn của dịch Covid-19, Bộ Tài chính đã khuyến khích các địa phương thành lập ban chỉ đạo xử lý nợ thuế để hỗ trợ các doanh nghiệp. Đây được xem là liều thuốc trợ lực tài chính rất quan trọng thời gian này để hỗ trợ các doanh nghiêp vượt qua khó khăn.
Vừa qua, Thông tư số 69/2020 (hướng dẫn Nghị quyết số 94/2019 của Quốc hội về xử lý nợ thuế) đã được Bộ Tài chính ban hành, trong đó có hướng dẫn trình tự thủ tục hồ sơ, khoanh nợ, xóa nợ thuế.
Doanh nghiệp xin gia hạn thuế
Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy đại dịch đã tác động tiêu cực, ảnh hưởng đến hầu hết các ngành, lĩnh vực kinh tế – xã hội, đặc biệt là các ngành hàng không, du lịch, dịch vụ lưu trú, ăn uống… Trong đó, các doanh nghiệp là đối tác bị ảnh hưởng rõ ràng nhất. Nhiều doanh nghiệp phá sản, giải thể, tạm dừng hoạt động, thu hẹp quy mô.
Cụ thể, TP.HCM, tính đến 31/7/2020 đã có 21.000 doanh nghiệp ngừng hoạt động, giải thể, nhiều hộ kinh doanh nhỏ lẻ đang găp khó khăn. Tại Hà Nội thì theo Sở Kế hoạch và Đầu tư cho biết, 4 tháng đầu năm 2020, thành phố có 805 doanh nghiệp thực hiện thủ tục giải thể và 5.075 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động. Điều này cho thấy tác động khủng khiếp của dịch Covid-19.
Trước tình hình khó khăn, các doanh nghiệp cũng cầu cứu đến Chính phủ, các Bộ, ngành về việc xin gia hạn nộp thuế. Cụ thể, theo Cục Thuế TP.HCM, tính đến ngày 1/7, đơn vị đã tiếp nhận hồ sơ xin gia hạn thuế của 41.498 doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh và hộ gia đình, với tổng số tiền thuế đề nghị gia hạn 13.002 tỷ đồng. cùng với việc giảm thu ngân sách do tác động của dịch bệnh đang đặt ra nhiều thách thức cho Cục Thuế TP.HCM để hoàn thành chỉ tiêu thu 290.828 tỷ đồng trong năm nay.
Cũng theo thông tin từ Cục Thuế Hà Nội, tính đến ngày 11/5 cơ quan này đã tiếp nhận 27.261 giấy đề nghị gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất với tổng số tiền gia hạn là hơn 8.623 tỷ đồng.
Trao đổi với báo chí mới đây, ông Đoàn Xuân Toản – Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế (Tổng cục Thuế) cho biết, để triển khai Nghị quyết số 94/2019/QH14 của Quốc hội về khoanh nợ tiền thuế, xóa tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp đối với người nộp thuế không còn khả năng nộp ngân sách nhà nước, Bộ Tài chính đã làm rất bài bản, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết để tổ chức thực hiện.
Nhiều doanh nghiệp được hỗ trợ
Việc ban hành Nghị định 94 về khoanh nợ tiền thuế, xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp đối với người nộp thuế không còn khả năng nộp ngân sách nhà nước; hay mới đây, Bộ Tài chính cũng đã ban hành Thông tư 69 về việc hướng dân trình tự hồ sơ, khoanh nợ, xóa nợ thuế của các doanh nghiệp được xem là liều thuốc trợ lực tài chính rất quan trong trong thời gian này để hỗ trợ các doanh nghiêp vượt qua khó khăn trong dịch bệnh.
Là một trong những địa phương có báo cáo nhanh về việc thực hiện Nghị quyết số 94 của Quốc hội, Cục Thuế TP.HCM đã thực hiện khoanh nợ, xóa nợ cho 278.158 trường hợp người nộp thuế, với số tiền thuế chậm nộp được xoá là 3.092 tỷ đồng và số thuế khoanh nợ là 5.117 tỷ đồng.
Cục trưởng Cục Thuế TP.HCM Lê Duy Minh cho biết, trước ảnh hưởng của dịch bệnh tác động đến các doanh nghiệp với nhiều ngành nghề kinh tế, một trong những giải pháp mà cơ quan thuế TP.HCM thực hiện nhằm nuôi dưỡng nguồn thu là tập trung tăng cường hỗ trợ, tạo điều kiện cho người nộp thuế vượt qua khó khăn, đồng thời chỉ đạo điều chỉnh kế hoạch thanh tra, kiểm tra…
Tại Hà Nội, Hà Nội đã công khai lần đầu gần 200 doanh nghhiệp nợ thuế và tiền thuê đất tính đến cuối tháng 5/2020 và xem xét các trường hợp được khoanh, giãn hoặc xóa nợ.
Như vậy thì nhiều chính sách hỗ trợ đã đi vào cuộc sống, hỗ trợ, tạo được đòn bẩy để doanh nghiệp vượt qua được khó khăn. Tuy nhiên, theo một số chuyên gia nhận định mặc dù Việt Nam đã khống chế dịch bệnh tốt nhưng tình hình vẫn có thể diễn biến rất phức tạp. Để chủ động, các doanh nghiệp cũng cần có những kế hoạch trung và dài hạn để ứng phó tốt hơn trong thời gian tới.
Theo Vy Vy/Chât lượng&cuộc sống