Thị trường chứng khoán lập kỷ lục trong ngày VN-Index giảm điểm

Với 55.982 tỷ đồng và 2 triệu tỷ cổ phiếu được sang tay, phiên giao dịch ngày 19/12 được coi là kỷ lục từ trước đến nay của thị trường chứng khoán Việt Nam dù đỏ lửa.

Nhiều cổ phiếu đỏ lửa trong phiên giao dịch cuối tuần 19/11.
Nhiều cổ phiếu đỏ lửa trong phiên giao dịch cuối tuần 19/11.

Từ đầu năm đến nay, mỗi khi thị trường chứng khoán lập kỷ lục về giá trị lẫn khối lượng giao dịch thì đó là một ngày buồn của nhà đầu tư đang nắm giữ cổ phiếu. Bởi vì đó là thời khắc một số nhà đầu tư khác chốt lời, bán cổ phiếu với tâm lý bất chấp sau một giai đoạn tăng khá.

Những lần lập kỷ lục đó là ngày 19/1, VN-Index giảm 5,1% với 923.105.728 cổ phiếu được khớp lệnh. Ngày 20/8, VN-Index giảm 3,3% với 1.168.768.512 cổ phiếu khớp lệnh.

Ngày 3/11, VN-Index giảm 0,6% với 1.451.131.008 cổ phiếu khớp lệnh. Ngày 19/11, VN-Index giảm 1,2% với 1.487.201.152 cổ phiếu. Hai lần lập kỷ lục về khối lượng giao dịch trong tháng 11 đều có hiện tượng các cổ phiếu tăng nóng giảm điểm mạnh trong khi sắc xanh phủ khắp ngành ngân hàng.

Trên sàn chứng khoán có 27 cổ phiếu ngân hàng thì HDB phủ sắc tím, BID phủ sắc đỏ, MBB phủ sắc vàng còn 24 mã khác phủ sắc xanh tạo phấn kích cho các nhà đầu tư nắm dòng cổ phiếu ngân hàng, đặc biệt những nhà đầu tư đu đỉnh trong đầu tháng 6.

Phiên giao dịch ngày 19/11, thị trường chứng kiến hàng loạt nhóm ngành giảm điểm mạnh là thép (HPG, HSG, NKG, SMC, TLH…), dầu khí, phân bón hay những mã đã tăng giá quá nhanh trong những ngày gần đây (HAG, LDG, DRH, APG, CCL, LGL, ITD, BCE).

Doanh nghiệp thép, dầu khí, phân bón đã hưởng lợi trong một thời gian dài nhờ hàng tồn kho liên tục tăng giá giúp cổ phiếu bay cao từ tháng 4/2020 – 10/2021. Khi nguyên liệu đầu vào đồng loạt giảm giá, những doanh nghiệp này suy sụp trên đống hàng tồn kho giá cao. Điều này ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp trong tương lai nên một số nhà đầu tư tranh thủ chốt lời hoặc cắt lỗ, cổ phiếu đồng loạt giảm sâu.

Cổ phiếu HVN của Vietnam Airlines chứng khiến phiên khối lượng giao dịch khủng từ trước đến nay với gần 18 triệu cổ phiếu khớp lệnh ở mức giá 23.450 đồng/cổ phiếu. Ngày 19/11, gần 800 triệu cổ phiếu trong đợt phát hành thêm giá 10.000 đồng/cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu về tài khoản. Đáng chú ý là 70 triệu cổ phiếu thuộc quyền mua của cổ đông chiến lược Tập đoàn ANA được chuyển nhượng cho 13.000 cán bộ, nhân viên Vietnam Airlines mà không yêu cầu bất kỳ nghĩa vụ tài chính nào. Có thể phiên giao dịch này, cán bộ, nhân viên Vietnam Airlines đã thực hiện chốt lời.

Nói về phiên giao dịch kỷ lục mọi thời đại với gần 56.000 tỷ đồng, chuyên gia chứng khoán Nguyễn Hồng Điệp nhận định: VN-Index có cây nến đỏ, thân dài và khối lượng giao dịch (volume) kỷ lục nếu xét phân tích kỹ thuật thì sẽ là dấu hiệu phân phối đỉnh. Tuy nhiên, nếu chỉ suy nghĩ đơn giản vậy thì có lẽ không đầy đủ.

Thứ nhất, volume khủng được tạo ra bởi lượng tiền mặt khổng lồ đổ vào thị trường. Tiền vay margin rất ít vì các công ty chứng khoán cạn nguồn. Cho nên rủi ro forcesell (lệnh bán cưỡng bức) là gần như không thể xảy ra.

Thứ hai, hầu hết các cổ phiếu đầu cơ dù giảm sâu, nhưng không xảy ra dư bán sàn lớn. Điều này chứng tỏ sóng đầu cơ chưa chấm dứt. Có thể chỉ là một phiên chốt lời, thay máu cho những nhà đầu tư mạo hiểm mới vào thay thế.

Thứ ba, dòng tiền có dấu hiệu chuyển là qua dòng ngân hàng. Rất có thể VN30 sẽ lại là địa chỉ thu hút dòng tiền.

Với tất cả phân tích trên, quan điểm của ông Nguyễn Hồng Điệp là không dễ gì thị trường sập vào lúc này. Tất cả những câu chuyện hay kỳ vọng của dòng bất động sản liên quan đến tài sản tương lai vẫn còn sức hấp dẫn. Bên cạnh đó, những mã cơ bản đã trở về vùng “không thể bán”. Cho nên nếu xu hướng này đúng, thì chỉ cần kiểm chứng giá trị giao dịch thêm 2 phiên nữa là có thể tự tin vào xu hướng tăng giá của thị trường.

Theo Nguyễn Như/Chất lượng&Cuộc sống

Print Friendly, PDF & Email