Categories Bất động sản

Nhà ở giá thấp tại TP.HCM: Người lao động hướng đến … vùng ven

Báo cáo về thị trường bất động sản của CBRE Việt Nam mới đây cho thấy, phân khúc căn hộ bình dân dành cho công nhân, người lao động vẫn rất hiếm hoi trên thị trường.

Nhà giá rẻ cho công nhân, người lao động vẫn khan hiếm

Báo cáo của DKRA Việt Nam cũng chỉ ra, trong 8 tháng năm 2022, ở phân khúc căn hộ, 38 dự án mở bán mới với khoảng 16.800 căn, tăng 96% so với cùng kỳ năm ngoái. TP.HCM dẫn đầu nguồn cung khi chiếm 75,6% nguồn cung và gần 80% lượng tiêu thụ mới toàn thị trường. Đặc biệt, căn hộ dưới 35 triệu đồng/m² gần như đã mất tích, còn căn hộ 40 triệu đồng/m2 cũng rất hiếm.

Còn trong báo cáo về thị trường bất động sản trong quý 3/2022, CBRE Việt Nam cho biết, có sự sụt giảm mạnh về nguồn cung, dù vậy giá vẫn tăng.

Trong khi đó, nguồn cung căn hộ mới chỉ có 2.851 căn, giảm 80% so với quý trước nhưng cao hơn 49% so cùng kỳ năm 2021. Phân khúc thị trường cao cấp dẫn đầu thị trường, chiếm 76% trong tổng nguồn cung mới. Phân khúc hạng sang chiếm 13%. Phân khúc trung cấp chỉ ghi nhận đợt mở bán dự án tại Quận 9 cũ (nay là TP Thủ Đức), còn lại phân khúc bình dân tiếp tục khó tìm thấy trên thị trường.

Hiện phân khúc nhà ở cho công nhân, người lao động có thu nhập thấp gần như biến mất khỏi thị trường. Ảnh: Minh họa
Hiện phân khúc nhà ở cho công nhân, người lao động có thu nhập thấp gần như rất hiếm trên thị trường. (Ảnh minh họa).

Ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt – Giám đốc Bộ phận Nhà ở CBRE Việt Nam cho biết, trong các tháng cuối năm, nguồn cung nhà ở tiếp tục có xu hướng tăng ở TP.HCM và Hà Nội. Tuy nhiên, nguồn cung chủ yếu vẫn là bất động sản cao cấp, hạng sang. Nhưng trong rổ hàng lại không có nhà ở bình dân khiến thị trường rơi vào tình cảnh khan hiếm, thiếu hụt nhà giá rẻ trong những tháng cuối năm.

Đồng quan điểm, TS. Sử Ngọc Khương – thành viên hội đồng khoa học Viện Nghiên cứu tin học và Khoa học Ứng dụng cho hay, phân khúc nhà ở vừa túi tiền dành cho những gia đình trẻ từ dưới 30-35 tuổi, có nhu cầu ở thực chiếm tỷ trọng rất lớn, tuy nhiên trong rổ hàng gần như không có sản phẩm.

“Phân khúc nhà ở vừa túi tiền dành cho những gia đình trẻ từ dưới 30-35 tuổi, có nhu cầu ở thực chiếm tỷ trọng rất lớn, tuy nhiên trong rổ hàng gần như không có sản phẩm. Thực tế cho thấy giấc mơ an cư tại TP.HCM ngày càng trở nên xa vời với họ”, TS Khương chia sẻ.

Thực tế thì câu chuyện khát nhà giá rẻ đã được nhắc đến như một “điệp khúc buồn” trong những năm qua. Và quay đi quay lại vẫn là chuyện doanh nghiệp vẫn chờ được cởi trói để gia nhập đường đua.

Lao động trẻ chỉ đủ lực mua nhà vùng ven

Đây là giai đoạn khó khăn đối với các nhà đầu tư bất động sản. Hiện tại, thị trường chỉ còn là “sân chơi” của các nhà đầu tư dài hạn, mức kỳ vọng thấp và có dòng tiền ổn định trong 3 năm trở lên.

Chia sẻ về một thị trường bất động sản cuối năm, TS. Lê Sĩ Trí – chuyên gia kinh tế cho rằng những động thái kiểm soát tín dụng bất động sản trong thời gian gần đây có ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường bất động sản.

Thực tế thì câu chuyện khát nhà giá rẻ đã được nhắc đến như một “điệp khúc buồn” trong những năm qua. Và quay đi quay lại vẫn là chuyện doanh nghiệp vẫn chờ được cởi trói để gia nhập đường đua.
Thực tế thì câu chuyện khát nhà giá rẻ đã được nhắc đến như một “điệp khúc buồn” trong những năm qua

Cũng theo TS Trí, thì tâm lý nhà đầu tư sẽ chi “vốn tự có” nhiều hơn sử dụng các đòn bẩy tài chính, do đó họ sẽ chọn lọc rất kỹ các dự án để đầu tư, chỉ những chủ đầu tư có dòng tiền mạnh, hạ tầng tốt mới chiếm được niềm tin của nhà đầu tư.

“Trên cơ sở đó, thị trường sẽ diễn ra tình trạng thanh lọc mạnh các dự án bất động sản nên chỉ có các chủ đầu tư có đủ uy tín, có tiềm lực tài chính mạnh mới thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư”, TS Lê Sĩ Trí nhấn mạnh.

Theo TS Sử Ngọc Khương, thời gian tới, những nhà đầu tư dùng đòn bẩy tài chính lớn sẽ phải tìm cách đẩy hàng ra, đây chính là cơ hội cho các nhà đầu tư có sẵn tiền hoặc sử dụng đòn bẩy với tỷ lệ thấp. Còn đối với những khách hàng trẻ, nguồn lực chưa đủ lớn thì có thể tìm đến các thị trường vùng ven như Bình Dương, Long An, Đồng Nai…

“Bởi khi siết tín dụng, tâm lý nhà đầu tư sẽ chi “tiền tươi thóc thật” nhiều hơn sử dụng các đòn bẩy. Do đó họ sẽ chọn lọc rất kỹ các dự án để lựa chọn đầu tư”, TS Khương nhấn mạnh.

Ngoài doanh nghiệp bất động sản bị ảnh hưởng, thì người mua nhà cũng là đối tượng bị ảnh hưởng không kém. Nhất là các đối tượng lao động trẻ, mua nhà sử dụng thực thuộc phân khúc nhà ở.

Nguồn cung tại TP.HCM và Hà Nội sẽ không đột biến, tính thanh khoản cũng thấp. Đây sẽ là yếu tố thúc đẩy thị trường bất động sản vùng ven, giải quyết bài toán nhà ở cho phần lớn người lao động.

Theo Hải Phương/Lao động&Công đoàn