Để nông sản Việt tận dụng được nhiều lợi thế khi vào EU

Theo Bộ Công Thương, nông sản Việt Nam rất có tiềm năng xuất khẩu sang châu Âu. Tuy nhiên, nếu không đảm bảo được những điều kiện ngặt nghèo về chất lượng thì sẽ vô hiệu hóa các lợi thế mà Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA) mang lại.

Tận dụng lợi thế vào EU

Từ ngày 1/8/2020, EVFTA chính thức có hiệu lực. EVFTA được ví như “con đường cao tốc” dẫn hàng hóa Việt vào thị trường châu Âu, đặc biệt là các sản phẩm thế mạnh của Việt Nam là nông, thủy sản. Chinh phục được thị trường EU đồng nghĩa với việc chinh phục được một sân chơi lớn vô cùng tiềm năng với quy mô dân số hơn 500 triệu người và GDP đạt 15.000 tỷ USD.

Trong một diễn đàn mới đây, để tận dụng tối đa cơ hội từ EVFTA, theo bà Bùi Thị Thanh An – Phó cục trưởng Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương), nông sản Việt Nam là mặt hàng rất có tiềm năng xuất khẩu sang châu Âu. Trong đó, hàng rau quả chiếm 49%, thủy sản và chế biến từ thủy sản chiếm 13%, còn lại sản phẩm cây công nghiệp – chế biến và các sản phẩm khác chiếm 38%.

Tuy nhiên, EU vốn nổi tiếng là một thị trường khó tính, các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm, tem nhãn, bao bì đều quy định rất chặt chẽ, khắt khe.

Bà Thanh An cũng khẳng định: “Không đảm bảo được những điều kiện ngặt nghèo về chất lượng thì sẽ vô hiệu hóa các lợi thế mà EVFTA mang lại”.

Cũng theo bà Bùi Thị Thanh An, bên cạnh việc đầu tư công nghệ, các doanh nghiệp xuất khẩu sang EU nên mời các tổ chức chuyên môn đánh giá chất lượng sản phẩm của mình, cung cấp các chứng nhận mà thị trường EU ưa thích như chứng chỉ về sản phẩm hữu cơ, thương mại công bằng, sản phẩm bền vững…

unnamed
Nâng cao chất lượng sản phẩm theo các quy định quốc tế, xây dựng các tiêu chuẩn đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật của thị trường EU

Chú trọng xây dựng các sản phẩm chuyên sâu

Theo bà Giang, việc phát triển ứng dụng công nghệ cao, liên kết trong nông nghiệp được coi là một xu hướng tất yếu và là một trong những giải pháp then chốt trọng tâm, nhằm nâng cao hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp, hướng tới sự phát triển nông nghiệp bền vững trong thời kỳ hội nhập quốc tế.

Để ngành nông nghiệp có sản phẩm chất lượng cao thì cần phải thì cần phải xây dựng ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất. Theo TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế trưởng BIDV, cần xây dựng kế hoạch và chiến lược tiếp thị và mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản và tập trung xây dựng thương hiệu sản phẩm cho các mặt hàng nông sản tiềm năng để xây dựng những thương hiệu mạnh, cạnh tranh được trên thị trường thế giới và gia tăng giá trị hàng hóa xuất khẩu.

Nâng cao mô hình sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ cao bài bản, được tổ chức và phát triển hợp lý; trình độ chế biến chuyên sâu, hiệu quả và phương án trả nợ vay khả thi nhằm giảm áp lực trong quản lý rủi ro cho các tổ chức tín dụng.

Về phía doanh nghiệp nông nghiệp, cần chủ động tiếp cận đánh giá nhu cầu thị trường, nâng cao trình độ quản lý, năng lực sản xuất, lành mạnh hóa tình hình tài chính và xây dựng phương án sản xuất, kinh doanh khả thi, hiệu quả để tăng khả năng cạnh tranh, chống chịu.

Xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao bài bản, hiệu quả cùng phương án trả nợ vay khả thi nhằm giảm áp lực trong quản lý rủi ro cho các tổ chức tín dụng; đẩy mạnh ứng dụng, chuyển giao công nghệ, đặc biệt chuyển giao công nghệ cao, nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu, nông nghiệp sinh thái…; có chiến lược tiếp thị và mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản, tập trung xây dựng thương hiệu, tận dụng FTA thế hệ mới, nhất là EVFTA.

Trong thời gian tới, để giúp giúp nông dân, doanh nghiệp nâng cao năng lực hội nhập, Cục trưởng Cục chế biến và Phát triển thị trưởng nông sản cho hay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tiếp tục tuyên truyền phổ biến đến người dân, doanh nghiệp về Hiệp định EVFTA; tổ chức sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm theo các quy định quốc tế; xây dựng, hài hòa các tiêu chuẩn, quy chuẩn đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật của thị trường EU.

Theo Vân Thư/Chất lượng&cuộc sống