Bài toán khó của doanh nghiệp nhỏ và vừa…
Kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ (Số 12, tháng 5 năm 2022) của Tạp chí Công thương Việt Nam cho thấy: Rất ít doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) lập kế hoạch nhân lực dài hạn, chất lượng lao động chưa cao… Bên cạnh đó, nhiều lãnh đạo và quản lý doanh nghiệp cũng gặp hạn chế về năng lực điều hành, các hoạt động quản trị doanh nghiệp vẫn chủ yếu dựa trên kinh nghiệm nên rất khó trong việc mở rộng quy mô sản xuất – kinh doanh… Thực tế cho thấy, các DNNVV cần thiết kế chương trình đào tạo theo hướng nâng cao khả năng sáng tạo và học tập. Các doanh nghiệp không nên lựa chọn đào tạo chuyên môn chuyên biệt mà nên đa dạng các loại đào tạo cho nhân viên giúp họ làm việc đa nhiệm. Với cách thức đào tạo này, nguồn nhân sự của doanh nghiệp được nâng cao, giúp doanh nghiệp gia tăng nội lực.
Hiện nay, ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% học phí đối với học viên của các DNNVV có trụ sở tại địa bàn kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, học viên của các DNNVV do phụ nữ làm chủ khi tham gia khóa đào tạo khởi sự kinh doanh, quản trị kinh doanh và quản trị kinh doanh chuyên sâu. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng tiếp cận được chương trình hỗ trợ này. Hơn nữa, vấn đề lựa chọn nội dung đào tạo, cơ sở đào tạo sao cho phù hợp nhất với nhu cầu của DNNVV cũng là chuyện không hề đơn giản…
Ngoài ra, trên thị trường cũng có nhiều đơn vị thiết kế khoá học cho các DNNVV, tuy nhiên do không xác định đúng và giải quyết triệt để những rào cản ban đầu của doanh nghiệp, như vấn đề chi phí đào tạo hay sự cồng kềnh trong khâu tổ chức, sắp xếp thời gian, địa điểm để tổ chức đào tạo… nên vẫn chưa mang lại nhiều giá trị thực tế cho doanh nghiệp.
…và lời giải từ SMEasy!
Đồng cảm và thấu hiểu nhu cầu của DNNVV, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) mới đây đã cho ra mắt nền tảng số SMEasy (https://smeasy.bidv.com.vn) cung cấp các giải pháp tài chính và phi tài chính giúp DNNVV dễ dàng hơn trong việc vận hành và phát triển doanh nghiệp. Và tính năng “Học viện” là một trong số các tính năng nổi bật của SMEasy để có thể giúp DNNVV tháo gỡ những khó khăn trên.
Tính năng “Học viện” của BIDV SMEasy được xây dựng với hệ thống các khóa học về quản trị kinh doanh, kỹ năng lãnh đạo, marketing, tài chính, chuỗi cung ứng, xuất nhập khẩu… Đây là nỗ lực của BIDV – “Ngân hàng SME tốt nhất Đông Nam Á năm 2022” để tăng “chất” cho doanh nghiệp, đồng thời cũng là điểm nhấn khác biệt của BIDV khi là ngân hàng thương mại đầu tiên tại Việt Nam sở hữu Học viện đào tạo cho DNNVV theo phương thức này.
Dựa theo các nghiên cứu uy tín về năng lực của DNNVV tại Việt Nam cũng như nhu cầu thực tế mà BIDV đã triển khai khảo sát, các chương trình đào tạo trên nền tảng số SMEasy bám sát theo lộ trình phát triển của doanh nghiệp. Qua đó, giúp doanh nghiệp giải quyết được bài toán nâng cao chất lượng nhân sự, từ các cấp độ lãnh đạo, quản lý cho tới đội ngũ nhân viên. Đồng thời, học viện còn cung cấp các báo cáo nghiên cứu về ngành, thị trường tiền tệ, thị trường hàng hóa,… giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng “hiểu người biết ta”, từ đó có những chiến lược kinh doanh hợp lý.
Bài toán khó của doanh nghiệp nhỏ và vừa…
Kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ (Số 12, tháng 5 năm 2022) của Tạp chí Công thương Việt Nam cho thấy: Rất ít doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) lập kế hoạch nhân lực dài hạn, chất lượng lao động chưa cao… Bên cạnh đó, nhiều lãnh đạo và quản lý doanh nghiệp cũng gặp hạn chế về năng lực điều hành, các hoạt động quản trị doanh nghiệp vẫn chủ yếu dựa trên kinh nghiệm nên rất khó trong việc mở rộng quy mô sản xuất – kinh doanh… Thực tế cho thấy, các DNNVV cần thiết kế chương trình đào tạo theo hướng nâng cao khả năng sáng tạo và học tập. Các doanh nghiệp không nên lựa chọn đào tạo chuyên môn chuyên biệt mà nên đa dạng các loại đào tạo cho nhân viên giúp họ làm việc đa nhiệm. Với cách thức đào tạo này, nguồn nhân sự của doanh nghiệp được nâng cao, giúp doanh nghiệp gia tăng nội lực.
Hiện nay, ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% học phí đối với học viên của các DNNVV có trụ sở tại địa bàn kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, học viên của các DNNVV do phụ nữ làm chủ khi tham gia khóa đào tạo khởi sự kinh doanh, quản trị kinh doanh và quản trị kinh doanh chuyên sâu. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng tiếp cận được chương trình hỗ trợ này. Hơn nữa, vấn đề lựa chọn nội dung đào tạo, cơ sở đào tạo sao cho phù hợp nhất với nhu cầu của DNNVV cũng là chuyện không hề đơn giản…
Ngoài ra, trên thị trường cũng có nhiều đơn vị thiết kế khoá học cho các DNNVV, tuy nhiên do không xác định đúng và giải quyết triệt để những rào cản ban đầu của doanh nghiệp, như vấn đề chi phí đào tạo hay sự cồng kềnh trong khâu tổ chức, sắp xếp thời gian, địa điểm để tổ chức đào tạo… nên vẫn chưa mang lại nhiều giá trị thực tế cho doanh nghiệp.
…và lời giải từ SMEasy!
Đồng cảm và thấu hiểu nhu cầu của DNNVV, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) mới đây đã cho ra mắt nền tảng số SMEasy (https://smeasy.bidv.com.vn) cung cấp các giải pháp tài chính và phi tài chính giúp DNNVV dễ dàng hơn trong việc vận hành và phát triển doanh nghiệp. Và tính năng “Học viện” là một trong số các tính năng nổi bật của SMEasy để có thể giúp DNNVV tháo gỡ những khó khăn trên.
Tính năng “Học viện” của BIDV SMEasy được xây dựng với hệ thống các khóa học về quản trị kinh doanh, kỹ năng lãnh đạo, marketing, tài chính, chuỗi cung ứng, xuất nhập khẩu… Đây là nỗ lực của BIDV – “Ngân hàng SME tốt nhất Đông Nam Á năm 2022” để tăng “chất” cho doanh nghiệp, đồng thời cũng là điểm nhấn khác biệt của BIDV khi là ngân hàng thương mại đầu tiên tại Việt Nam sở hữu Học viện đào tạo cho DNNVV theo phương thức này.
Dựa theo các nghiên cứu uy tín về năng lực của DNNVV tại Việt Nam cũng như nhu cầu thực tế mà BIDV đã triển khai khảo sát, các chương trình đào tạo trên nền tảng số SMEasy bám sát theo lộ trình phát triển của doanh nghiệp. Qua đó, giúp doanh nghiệp giải quyết được bài toán nâng cao chất lượng nhân sự, từ các cấp độ lãnh đạo, quản lý cho tới đội ngũ nhân viên. Đồng thời, học viện còn cung cấp các báo cáo nghiên cứu về ngành, thị trường tiền tệ, thị trường hàng hóa,… giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng “hiểu người biết ta”, từ đó có những chiến lược kinh doanh hợp lý.
Học viện SMEasy hiện có chuỗi khoá học bổ trợ được dẫn dắt bởi đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm như: bà Nguyễn Vân Hà (Chủ nhiệm Khoa Quản trị Kinh doanh, Học viện Ngân hàng); bà Trần Thanh Phương (Giảng viên Viện Kinh tế và Kinh doanh quốc tế, Đại học Ngoại thương); bà Tô Lan Phương (Giảng viên Đại học Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội),… Bên cạnh đó là những chuyên gia hàng đầu của Việt Nam như bà Huỳnh Bích Trân (Top Talent Program của Nielsen Excom), bà Nguyễn Thu Hương (Nhà sáng lập Mạng lưới Nữ lãnh đạo quốc tế – WLIN và Mạng lưới Phụ nữ khởi nghiệp – WSUN), ông Nguyễn Thanh Sơn (Cố vấn về phát triển thương hiệu và chiến lược truyền thông cho các thương hiệu hàng đầu của Việt Nam như Sovico Group, Vietnam Airlines, Vinamilk, VNG…)…
Mỗi khoá đào tạo kéo dài từ 60 – 90 phút, được chia nhỏ thành chuỗi video thời lượng khoảng 5 -9 phút để người học chủ động, linh hoạt và thuận tiện trong việc tiếp nhận thông tin. Tham gia đào tạo, học viên còn được cung cấp tài liệu tham khảo, hệ thống các câu hỏi đánh giá kiến thức kèm bài tập thực hành bám sát thực tiễn, giúp trang bị, bổ sung cho học viên những kiến thức chuyên sâu cùng các nhóm kỹ năng mềm.
Như vậy, chỉ cần có tài khoản đăng nhập nền tảng số SMEasy, nhân sự của DNNVV có thể dễ dàng tham gia học tập mọi lúc, mọi nơi, hoàn toàn miễn phí, đúng với tinh thần “EASY – Dễ dàng” mà BIDV mong muốn đồng hành để hướng tới xây dựng và phát triển cộng đồng doanh nghiệp bền vững.
Riêng với các DNNVV do phụ nữ làm chủ, BIDV SMEasy dành riêng các khóa đào tạo về giới, tâm lý học, cân bằng cuộc sống,... như: Cân bằng tâm lý cho doanh nhân nữ, Công bằng giới và đầu tư với lăng kính giới, Nghệ thuật truyền thông trong gia đình, Xây dựng năng lực đàn hồi - biến áp lực trong cuộc sống và công việc thành sức mạnh nội sinh...
Theo L.T/Lao động&Công đoàn