Trong ngành tài chính, ngày 01/10 được biết đến là ngày “khai sinh” tên gọi Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam, cũng chính là ngày ra mắt thương hiệu PVcomBank trên thị trường.
Nếu thực hiện cuộc phỏng vấn nhanh với cán bộ nhân viên, chắc hẳn ai cũng sẽ nói ra rằng: 01/10 là Ngày hội văn hóa của người PVcomBank. “Triết lý” này không được thể hiện trong bất cứ tờ trình, biên bản ghi nhớ hay ấn phẩm nào, nhưng được hình thành và bồi đắp suốt 10 năm qua.
Để hình thành nên “triết lý” ấy, phải bắt nguồn từ một trong bốn giá trị cốt lõi mà PVcomBank vẫn kiên trì theo đuổi trong 10 năm qua kể từ khi hợp nhất đến nay đó là “Con người là tài sản trân quý”. Trước sự cạnh tranh trong kinh doanh giữa các ngân hàng, PVcomBank luôn đánh giá cao và nhận thức rõ tầm quan trọng của đội ngũ nhân sự đối với sự phát triển tổ chức. Vì vậy, ngay từ khi hợp nhất, Ban lãnh đạo đã đề ra mục tiêu phải xây dựng một văn hóa bản sắc riêng với môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động, khích lệ sự sáng tạo, đổi mới và tài năng của mỗi cán bộ nhân viên. Bởi trong dấu ấn phát triển của tổ chức, đội ngũ cán bộ nhân viên chính là “nguồn vốn” vô cùng quý giá không gì thay thế được.
Dù đặt ra mục tiêu nào, chiến lược thay đổi ra sao, trọng tâm vẫn phải là con người. Theo PVcomBank, việc ứng dụng công nghệ để chuyển đổi số trong mọi hoạt động là cần thiết nhưng điều đó không thay thế trí tuệ của con người. Thậm chí, PVcomBank còn đặt ra mục tiêu: con người phải làm chủ công nghệ, phải tận dụng sức mạnh của công nghệ để thay đổi hành vi, thói quen theo hướng tích cực hơn. Phát triển con ngườicũng là một trong ba mục tiêu quan trọng của PVcomBank giai đoạn 2023 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030 đã được nhắc đến trong Hội nghị triển khai kế hoạch và định hướng 2023 hồi đầu năm.
Chính vì lẽ đó, bên cạnh các chương trình thi đua thúc đẩy kinh doanh, đào tạo, Ngân hàng cũng rất chú trọng đến hoạt động văn hóa và coi đây là đòn bẩy tích cực để tái tạo sức lao động, gia tăng tinh thần đoàn kết, gắn bó lâu dài của đội ngũ nhân sự. Bằng việc tạo ra sự đồng bộ, gắn kết và tạo động lực cho cán bộ nhân viên thể hiện sáng tạo, đổi mới, PVcomBank đã và đang xây dựng được văn hóa nhân văn, đoàn kết, một môi trường làm việc chuyên nghiệp, tận tâm. Và một trong những hoạt động đã trở thành thường niên là “Ngày hội Văn hóa PVcomBank” được tổ chức vào tháng 10 hàng năm, đúng dịp kỷ niệm sự kiện hợp nhất thành công.
Sự kiện này không chỉ có ý nghĩa gắn kết đội ngũ, mà còn là điểm tựa để cán bộ nhân viên cùng nhau lan tỏa tinh thần “Ngân hàng không khoảng cách”, thể hiện sự đồng lòng của một tập thể lớn. Có lẽ, niềm tin yêu, tự hào đã được người PVcomBank lan tỏa mạnh mẽ đến cộng đồng, nên “Ngày hội Văn hóa” đã trở thành nơi hội ngộ, kết nối của đối tác, khách hàng, người dân địa phương và đặc biệt là cả gia đình, bạn bè của các cán bộ nhân viên.
Năm 2023, tròn một thập kỷ ra mắt thương hiệu (2013 – 2023), “Ngày hội Văn hóa” đã diễn ra thành công với sự kiện đi bộ tại Thủ đô Hà Nội, TP Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh), TP Quy Nhơn (tỉnh Bình Định), TP Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu) và TP Rạch Giá (tỉnh Kiên Giang). Trong sắc áo vàng đồng phục, hàng chục nghìn người mang theo tinh thần “Mở tiềm năng – Mở tương lai” đã lan tỏa hình ảnh thương hiệu PVcomBank trẻ trung, năng động và thân thiện đến với cộng đồng.
Chú trọng xây dựng văn hóa nội bộ, văn hóa kinh doanh, lấy yếu tố con người làm trung tâm của sự đổi mới và phát triển, PVcomBank đã thành công trong việc tạo động lực cho cán bộ nhân viên. Nếu những hoạt động thúc đẩy kinh doanh mang “sứ mệnh” tạo động lực cho đội ngũ bán hàng, thì các chương trình văn hóa, thể thao lại chờ thành chất xúc tác khuyến khích tài năng tiềm ẩn trong mỗi con người.
10 năm qua, tất cả những yếu đó này đã bền bỉ gắn kết thành một sợi dây vô hình nhưng lại có khả năng tập hợp trí tuệ, năng lực và bản lĩnh của cán bộ nhân viên qua nhiều thế hệ. Điều đó để khẳng định rằng, thành công của PVcomBank trong một thập kỷ qua chính là nhờ một phần lớn vào sức mạnh tập thể đã được phát triển từ nền tảng văn hóa vững chắc.
Theo PV/ngaynay.vn