Bán trên diện rộng, VN-Index mất gần 26 điểm

Thị trường trong nước ngày 18/4 giảm sang phiên thứ 3 liên tiếp, lùi về mức đáy ngắn hạn kể từ đầu năm. Trên sàn HoSE, có tới 87 cổ phiếu đóng cửa ở mức giá sàn, bình quân cứ 1 mã tăng lại có 3 mã giảm. Tuy nhóm bluechips là gánh nặng kéo chỉ số chung đi xuống nhưng mức giảm mạnh lại tập trung ở nhóm cổ phiếu Midcap và smallcap, cả 2 nhóm này đều đã giảm 3 tuần liên tiếp. Trái với đà bán mạnh của nhà đầu tư trong nước, khối ngoại mua ròng nhẹ trên sàn HoSE.

Dừng lúc đóng cửa, chỉ số VN-Index giảm 25,96 điểm (-1,78%) còn 1.432,6 điểm, bên cạnh đó chỉ số VN30 cũng sụt 25,49 điểm (­1,71%) xuống 1.468,25 điểm. Độ rộng thị trường nghiêng về bên bán, toàn thị trường có 109 mã tăng/373 mã giảm, ở rổ VN30 có 9 mã tăng và 19 mã giảm. Nhóm midcap và smallcap cũng giảm lần lượt 2,6% và 2,93%.

ban tren dien rong vn index mat gan 26 diem 126426
Chỉ số VN-Index giảm 25,96 điểm

Các cổ phiếu lớn đã gây sức ép lên thị trường phiên này là: VCB (­3,12%), CTG (-5,81%), VPB (-4,81%), hPg (-3,51%), BID (­3,44%)… đã lấn át nỗ lực tăng giá ở các cổ phiếu khác như: GVR (+2,22%), DIG (+5,63%), PNJ (+5,47%), VjC (+1,77%), VNM (+0,65%),…

Thanh khoản khớp lệnh sàn HSX tăng lên mức 24.739 tỷ đồng so với mức bình quân 24.400 tỷ đồng ở tuần trước. Tổng cộng có 791 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng thành công so với mức bình quân 751 triệu cổ phiếu 10 ngày trước đó.

Khối ngoại bán ròng nhẹ 8,62 tỷ đồng trên toàn thị trường dù mua ròng hơn 10 tỷ đồng trên sàn HoSE. Lực bán tập trung ở các cổ phiếu như: HpG, BvH, CTG, MSN, VHM,… Ở chiều ngược lại, GEX, DxG, DPM, FUeVfVnD, FUESSV50… là những cổ phiếu/chứng chỉ quỹ được các nhà đầu tư nước ngoài mua ròng trong phiên này.

Công ty CP Chứng khoán MBS cho biết, nhịp giảm 3 phiên liên tiếp trong chuỗi giảm 6/7 phiên vừa qua đã khiến chỉ số VN-Index để mất gần 100 điểm, tương đương mất 6,5%. Mức giảm trong thời gian ngắn đang khiến nhiều tài khoản của nhà đầu tư rơi vào trạng thái thua lỗ và phải xử lý vị thế. Số lượng cổ phiếu đóng cửa giảm và số lượng ở mức giá sàn trong phiên hôm nay là một trong số dấu hiệu cho thấy nhà đầu tư đã mạnh dạn xử lý vị thế.

“Về kỹ thuật, chỉ số VN-Index đã bị đẩy về sát mức đáy kể từ đầu năm ở ngưỡng 1.425 điểm và hồi lại không đáng kể dù tiệm cận ngưỡng hỗ trợ kỹ thuật MA200 ở 1.423 điểm. Nhiều khả năng thị trường sẽ tiếp tục phản ứng ở ngưỡng MA200, trong kịch bản thận trọng ngưỡng hỗ trợ tiếp theo của thị trường có thể ở mức 1.400 điểm”, đại diện MBS nhận định.

Dưới góc nhìn của mình, Công ty CP Chứng khoán BOS cho biết, áp lực bán dâng cao khiến các chỉ số đồng loạt giảm sâu trong phiên giao dịch ngày hôm nay. Hàng loạt các cổ phiếu vốn hóa lớn như VB, VHM, VIC, HPG, NVL… giảm sâu dưới giá tham chiếu, đã tạo áp lực lớn lên thị trường chung. Nhóm cổ phiếu bất động sản, xây dựng cũng chịu áp lực bán mạnh khi xuất hiện nhiều mã giảm sàn như HHV, HQC, DRH, CTD, FCN…

Bên cạnh đó, nhóm ngân hàng, chứng khoán cũng không tránh khỏi phiên giảm điểm với nhiều mã chìm sâu trong sắc đỏ như VCB, BID, TCB, VPB, VCI, SSI, HCM… khiến thị trường thiếu lực đỡ. Ở chiều ngược lại, GVR, PNJ, VJC là những mã vẫn duy trì được sắc xanh và thị trường bớt ảm đạm đi đôi chút. Nhóm cổ phiếu thủy sản cũng có phiên giao dịch tích cực hơn khi có nhiều mã vẫn duy trì được đà tăng như VHC, ACL, CMX, FMC… Thanh khoản thị trường tăng mạnh so với phiên trước với tổng giá trị khớp lệnh đạt 28.148 tỷ đồng.

Nhận định thị trường cơ sở, BOS cho biết, thị trường chứng khoán khu vực châu Á biến động trái chiều. Trong đó, thị trường chứng khoán Trung Quốc vẫn đang giảm điểm, dù GDP quý I nước này tăng 4,85, vượt dự báo trước đó. Cho dù dữ liệu kinh tế tháng 2 và 3 tại Trung Quốc là khá ấn tượng, nhưng các lệnh phong tỏa kiểm soát dịch đang khiến nhà đầu tư tỏ ra thận trọng hơn. Thị trường trong nước đã có phiên lao dốc mạnh khi mất gần 26 điểm. Áp lực bán diễn ra trên diện rộng khiến VN-Index chìm trong sắc đỏ ngay từ khi mở cửa.

Về kỹ thuật, VN-Index nhanh chóng bị đẩy xuống dưới mốc 1.450 điểm. Lực cầu bắt đáy đã xuất hiện khi chỉ số giảm về khu vực 1.420-1.435 điểm, tạo bởi đỉnh tháng 6/2021 và đáy tháng 1/2022 nhưng vẫn khá thận trọng. Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn như ngân hàng, chứng khoán, thép cũng chịu áp lực bán mạnh và không còn giữ vai trò đỡ cho thị trường chung. Chỉ báo RSI suy yếu về sát vùng 30, trong khi MFI có sự gia tăng nhẹ. Nhiều khả năng, VN-Index xuất hiện phiên hồi phục kỹ thuật trong ngày mai. Tuy nhiên, rủi ro tiếp tục điều chỉnh vẫn đang hiện hữu, do vậy nhà đầu tư được khuyến nghị duy trì tỷ trọng cổ phiếu ở mức cân bằng, hạn chế mua đuổi trong các phiên tiếp theo.

Theo Quốc Tuấn/Thời báo Ngân hàng