Từ chuyện không chia cổ tức, ‘soi’ chất lượng tín dụng của MSB

Nhìn kĩ bức tranh kinh doanh của ngân hàng MSB, nợ xấu vẫn đang là vấn đề khiến nhà băng này đau đầu. Liệu chất lượng tín dụng, khả năng sử dụng dòng tiền của nhà băng này có thực sự làm cổ đông hài lòng?

Mới đây, ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (OTC: MSB) vừa công bố báo cáo tài chính 3 tháng đầu năm, ghi nhận lợi sau thuế đạt 224 tỷ đồng, tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước (61 tỷ đồng).

Tuy nhiên, các khoản chi phí của nhà băng này cũng “phình” lên sau 3 tháng. Cụ thể, chi phí hoạt động là 894 tỷ đồng, tăng hơn 200 tỷ so với cùng kỳ năm trước; chi phí dự phòng rủi ro tín dụng hơn 79 tỷ đồng; chi phí hoạt động dịch vụ hơn 75 tỷ đồng; chi phí lãi và các khỏn chi phí tương tự là hơn 1.518 tỷ đồng, tăng hơn 200 tỷ so với cùng kỳ năm trước…

Nhìn vào báo cáo tài chính của MSB, có thể thấy chất lượng tín dụng của nhà băng này không mấy khả quan, khi nợ xấu tăng. Cụ thể, tính tới 31/3/2020, tổng nợ phải trả của MSB là 139 tỷ đồng, gấp 9,3 lần vốn chủ sở hữu (hơn 15 tỷ đồng). Nợ đủ tiêu chuẩn hơn 62.965 tỷ đồng, tăng so với cùng kỳ năm trước; nợ cần chú ý là hơn 1.292 tỷ đồng; nợ dưới tiêu chuẩn là 238 tỷ đồng; nợ nghi ngờ là 986 tỷ đồng và nợ có khả năng mất vốn là hơn 65.692 tỷ đồng. Các khoản nợ trên tiếp tục tăng so với cùng kỳ năm trước.

Bên cạnh đó, khoản nợ ngắn hạn của MSB cũng cao, lên tới 31.356 tỷ đồng; nợ trung hạn hơn 15.768 tỷ đồng và nợ dài hạn là hơn 18.566 tỷ đồng. Về chất lượng chứng khoán được phân loại là tài sản có rủi ro tín dụng, nợ đủ tiêu chuẩn là hơn 16.566 tỷ đồng.

Phần mục “nợ xấu” ngoại bảng tại VAMC của MSB cũng đang ghi nhận con số 1.533 tỷ đồng, trong đó trong đó đã trích lập dự phòng gần 333 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng hiện ở mức 2,18% trên tổng dư nợ, so với mức 2,04% hồi đầu năm.

Chất lượng tài sản có khác được phân loại là tài sản có rủi ro tín dụng cũng ghi nhận khoản nợ tiêu chuẩn hơn 5.001 tỷ đồng, nợ cần chú ý là hơn 1.699 tỷ đồng, nợ nghi ngờ hơn 215 tỷ đồng và nợ có khả năng mất vốn là hơn 222 tỷ đồng.

Với con số này liệu này, cổ đông có con niềm tin vào Chủ tịch Trần Anh Tuấn? Và kế hoạch đặt ra như lời ông Phó chủ tịch HĐQT trấn án các cổ đông đến quý III/2020 sẽ xử lý xong có thành hiện thưc?

Nợ xấu vẫn là bài toán cần phải giải quyết dứt điểm tại MSB

Chất lượng tín dụng của MSB còn thể hiện qua các khoản chi phí dự phòng tín dụng, rủi ro tín dụng. Cụ thể, chi phí dự phòng tủi ro tín dụng là hơn 79 tỷ đồng; dự phòng rủi ro cho vay khách hàng âm 983 tỷ đồng; dự phòng rủi ro chứng khoán kinh doanh hơn 72 tỷ đồng; dự phòng rủi ro hơn 113 tỷ đồng; dự phòng rủi ro chứng khoán đầu tư hơn 466 tỷ đồng

Tính tới 31/3/2020, chi phí hoạt động kinh doanh ngoại hối ghi nhận âm hơn 353 tỷ đồng, tăng hơn 100 tỷ so với cùng kỳ năm trước.

Về chất lượng sử dụng nguồn tiền của MSB cũng gặp vấn đề, khi ghi nhận nhiều con số âm. Cụ thể, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh ghi nhận khoản chi phí lãi và các khoản chi phí tương tự đã trả là âm hơn 1.893 tỷ đồng, tăng hơn 600 tỷ so với cùng kỳ; tiền chi trả cho nhân viên và hoạt động quản lý công vụ âm hơn 736 tỷ đồng; tiền thuế thu nhập thực nộp âm hơn 63 tỷ đồng. Đáng chú ý, khoản tiền, vàng gửi và cho vay TCTC âm hơn 1.096 tỷ đồng; khoản kinh doanh chứng khoán âm hơn 2.447 tỷ đồng…

Về lưu chuyển tiền thuần trong kỳ, ghi nhận âm hơn 7.368 tỷ đồng, gấp 7 lần so với cùng kỳ. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư ghi nhận âm 7 tỷ đồng… trong khi đó, tiền và các khoản tương đương tiền tại thời điểm cuối kỳ vỏn vẹn 17.228 tỷ đồng ( giảm so với cùng kỳ).

Nhìn vào những con số “biết nói” trên, liệu cổ đông của MSB có thực sự hài lòng?

Chưa kể, mới đây MSB quyết định không chia cổ tức cho cổ đông, một lần nữa khiến “người trong nhà” bức xúc. Tại cuộc họp đại hội cổ đông thường niên 2020, cổ đông MSB thắc mắc tại sao không dùng khoản lợi nhuận còn lại giá trị gần 900 tỷ của năm 2019 để chia cổ tức (tỷ lệ 5%), ông Huỳnh Bửu Quang, Phó chủ tịch HĐQT MSB cho biết, Ngân hàng sẽ không chia cổ tức khi chưa xử lý xong nợ xấu. Theo ông, MSB còn 900 tỷ đồng nợ xấu tại Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC), đến quý III/2020 sẽ xử lý xong.

Dù phía MSB đưa ra giải thích theo quy định của Ngân hàng Nhà nước nếu ngân hàng chưa xử lý hết nợ tại VAMC sẽ không được chia cổ tức, dù đó chỉ là nơi giữ nợ tạm thời.

Thế nhưng, câu trả lời trên vẫn chưa thỏa mãn được các cổ đông, những “người chủ” của ngân hàng liên tục phản ứng vì cho rằng “lợi ích của cổ đông thiểu số tại Maritime Bank không được đảm bảo”.

Theo Thảo Nguyên/Vietq.vn