Để tăng cường chất lượng của dòng vốn FDI cần đẩy mạnh tái cơ cấu, cung cấp nguồn đất phù hợp; hướng đến sự phát triển công nghệ cao, chuyển giao công nghệ, và giá trị gia tăng của dầu tư nước ngoài…
Tại diễn đàn bất động sản công nghiệp Việt Nam 2020 với chủ đề “Thời cơ vàng trong vận hội mới”, các chuyên gia đã đi phân tích sâu về chất lượng bất động sản Việt Nam và tìm ra các giải pháp để thu hút FDI thời gian tới. Về chủ đề này, ông Đỗ Nhất Hoàng – Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT) nhận định càn đẩy mạnh tái cơ cấu để hấp thụ dòng vốn đầu tư. “Nghị quyết 50 của Thủ tướng đã đặt ra mục tiêu trong thu hút FDI chính là ra thu hút đầu tư có chọn lọc”, ông Hoàng nói và cho rằng Việt Nam cần thu hút những dự án có chất lượng và có giá trị lan toả, hướng đến sự phát triển quốc gia như công nghệ cao, chuyển giao công nghệ và giá trị gia tăng của đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Quốc hội thông qua luật đầu tư, có điều khoản về ưu đãi, đào tạo nguồn nhân lực.
Theo Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, để tăng cường chất lượng của dòng vốn FDI thì điều chúng ta cần quan tâm là khả năng hấp thụ dòng vốn này. Chính vì vậy, trong thời gian tới, chúng ta cần đẩy mạnh tái cơ cấu để đa dạng hoá. Và Việt Nam sẽ phải cần cung cấp đất sẵn nhưng phải phù hợp và đáp ứng mong muốn của nhà đầu tư. Bên cạnh đó cần tìm kiếm nguồn nhân lực lành nghề có sẵn hay tập hợp các nguồn lực lao động từ nước ngoài có tay nghề và thiết lập hệ sinh thái (nhà ở công nhân, khu vực văn hoá, logistic …).
Còn GS. Đặng Hùng Võ, Nguyên Thứ Trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường thì phân tích, cơ hội vốn FDI xuất hiện trước Covid-19, tuy nhiên “nhờ” có đại dịch này mà xu hướng này lại trở nên mạnh mẽ hơn. Chính vì vậy, chúng ta phải đặt ra câu hỏi “Làm gì để nắm bắt cơ hội” này?
Hiện nay, chất lượng quản lý khu công nghiệp (KCN) ở Việt Nam vẫn còn rất hạn chế, thậm chí có thể nói là còn “bao cấp”. Thủ tục hành chính quản lý các KCN vẫn còn nặng nề khi có quá nhiều thủ tục. Chúng ta phải hiểu rằng, chúng ta quản ý chặt là để thúc đẩy phat triển nhưng dường như Nhà nước càng quản chặt thì sự phát triển của các KCN càng “teo” lại. Chúng ta cần có quy hoạch, chúng ta cần thay đổi nếu không sẽ lệch về tư duy khi các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
“Chúng ta phải mở cửa hơn nữa thị trường BĐS công nghiệp. Hệ thống pháp luật của chúng ta đã sẵn sàng để đón “đại bàng” chưa” Tôi cho rằng là chưa”, vị GS nói và cho rằng, thế giới đã chuyển sang khái niệm KCN sinh thái. Nhiều người hiểu sinh thái là đảm bảo yếu tố xanh, sạch của môi trường và tính bền vững trong phát triển. Nhưng thực tế là KCN sinh thái nghĩa là KCN được tiếp cận theo cách thức xây dựng một hệ sinh thái, có tính quan hệ cộng sinh lẫn nhau để từ đó tạo nên mối quan hệ bền vững.
Ông Vũ Tú Thành – P. Giám đốc Asean, Trưởng đại diện VN Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ – Asean thì cho rằng, Việt Nam cần công bố quyết định thành lập tổ công tác thu hút làn sóng DN đa dạng hoá chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc. Các nhà đầu tư nước ngoài khi nhìn vào khu vực ASEAN sẽ thấy Việt Nam là một nền kinh tế thành viên đóng góp vào sự phát triển của ASEAN, không một nền kinh tế đơn lẻ nào ở ASEAn có thể hy vọng vào việc thay thế Trung Quốc mà phải liên kết cùng nhau lại.
Trong khối ASEAN cần đạt được sự phối hợp trong chính sách. Tuy nhiên vì vẫn còn sự cạnh tranh lẫn nhau nên rất khó để cạnh tranh được với Trung Quốc. Đối với Việt Nam, nếu các địa phương không được kết nối thì các nhà đầu tư quy mô lớn sẽ không nhận được sự đồng bộ trong quy trình sản xuất kinh doanh, gây gia tăng chi phí…
Theo Thảo Nguyên/Vietq.vn