Dù ghi nhận lợi nhuận sau thuế tăng nhưng ngân hàng Việt Á vẫn còn tù mù thể hiện nợ xấu của mình trong thuyết minh báo cáo tài chính 3 tháng đầu năm 2020.
Tù mù chuyện ‘nợ xấu’
Theo báo cáo tài chính quý I/2020, tổng tài sản của BacABank đạt 78.896 tỷ đồng, tăng hơn 20.000 so với cùng kỳ năm tước. Tuy nhiên khoản nợ phải trả cũng tăng, đạt hơn 74.367 tỷ đồng, chiếm 94,3% tổng tài sản.
Kết thúc quý I, thu nhập thuần của nhà băng vỏn vẹn 210 tỷ đồng; trong đó các khoản chi phí chủ yếu ghi nhận âm: đơn cử, chi phí lãi và các chi phí tương tự âm 1.118 tỷ đồng, tăng hơn 200 tỷ so với cùng kỳ năm trước (âm 901 tỷ đồng); chi phí hoạt động dịch vụ âm 11,9 tỷ đồng. Đặc biệt, khoản chi phí dự phòng rủi ro tín dụng âm tới 4.000 tỷ. Khoản lãi/lỗ thuần từ hoạt động dịch vụ ghi nhận âm hơn 6 tỷ đồng, gấp 3 lần so với cùng kỳ; lãi/lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh chứng khoán âm 8 triệu đồng, trong khi cùng kỳ năm trước dương 874 triệu đồng.
Dù VietABank luôn nhấn mạnh việc nợ xấu được kiểm soát tốt, xong đây vẫn là ẩn số đối với nhà đầu tư, bởi nhiều năm ngay ngân hàng này không cố khai phần thuyết minh báo cáo tài chính. Đặc biệt hơn, phần báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất ghi nhận nhiều khoản tiền âm. Ví dụ, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh âm 267 tỷ đồng; lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư âm 88 triệu đồng; lưu chuyển tiền thuần trong kỳ âm 267 tỷ đồng;
Khoản tiền đọng lại lớn của nhà băng này nằm ở khoản tiền, vàng gửi và cho vay các tổ chức tính dụng khác (âm 9.000 tỷ); khoản cho vay khách hàng hơn 2.244 tỷ; khoản tiền gửi, tiền vay các tổ chức tín dụng… hơn 1.345 tỷ đồng; vốn cho vay, ủy thác đầu tư, cho vay mà tổ chức tín dụng chịu rủi ro trị giá hơn 1.017 tỷ đồng.
Khả năng sinh lời ở mức thấp
Khả năng sinh lời của VietABank trong 5 năm trở lại không có sự thay đổi rõ rệt, vẫn ở mức thấp so với các ngân hàng khác có quy mô. Đơn cử, chỉ số sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) từ năm 2016 – 2018 luôn dưới 3%, đến 2019 nhỉnh lên 5,6%, cho thấy lợi nhuận thu được của các cổ đông trên vốn sở hữu rất thấp. Trong khi đó, chỉ số số ROE năm 2019 của Ngân hàng An Bình là 13,78%; Ngân hàng Tiên phong 26,11%, Oceanbank là 25,44%.
Về khả năng sinh lời trên tổng tài sản (ROA) cũng không khá khẩm khi chỉ vỏn vẹn 0,3%. Năm 2019 là năm thứ tư liên tiếp VietABank lại lỡ hẹn với mục tiêu tăng quy mô vốn điều lệ vì nhiều lý do. Được biết, mới đây ngân hàng Nhà nước vừa có văn bản chấp thuận VietABank tăng vốn điều lệ lên mức 5.000 tỷ đồng theo phương án tăng vốn điều lệ đã được Đại hội đồng cổ đông thường niên của VietABank thông qua.
“Ngồi trên đống lửa” tại dự án của Đèo Cả Group
Tập đoàn Đèo Cả (DeoCa Group) được biết đến là một trong những doanh nghiệp lớn nhất đang triển khai nhiều dự án BOT, BT với quy mô hàng chục nghìn tỷ đồng. Thành viên của Tập đoàn Đèo Cả, Công ty Cổ phần Đầu tư Đèo Cả, hiện là chủ đầu tư dự án xây dựng hầm đường bộ qua Đèo Cả với tổng mức đầu tư hơn 26.000 tỷ đồng.
Các công ty liên quan đến Tập đoàn Đèo Cả như Công ty BOT Bắc Giang – Lạng Sơn là chủ đầu tư Cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn có vốn gần 12.200 tỷ đồng; Công ty Phước Tượng Phú Gia BOT là chủ đầu tư dự án Hầm xuyên đèo Phú Gia; Công ty BOT Đèo Cả Khánh Hoà phụ trách Dự án đầu tư mở rộng Quốc lộ 1 tại tỉnh Khánh Hòa; Công ty BOT Bắc Giang – Lạng Sơn – Hữu Nghị là chủ đầu tư dự án cao tốc Chi Lăng – Hữu Nghị có vốn hơn 8.700 tỷ đồng.
Là doanh nghiệp thầu nhiều dự án BT, BOT, xong chất lượng tín dụng của nhiều dự án này vẫn còn rủi ro, trong đó, VietABank và một số ngân hàng khác cũng trở thành “nhà đầu tư bất đắc dĩ”. Cụ thể, năm 2014, công ty triển khai dự án hầm đường bộ Phước Tượng – Phú Gia đã tiến hành cầm cố tài sản theo hợp đồng dự án BOT số 11387/HĐ.BOT-BGTVT ngày 24/10/2013 tại VietA Bank, với giá trị tài sản đảm bảo là 1.351 tỷ đồng.
Dự án hầm đường bộ Phước Tượng – Phú Gia nằm trên Quốc lộ 1, đoạn qua huyện Phúc Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế, có tổng mức đầu tư trên 1.559 tỷ đồng, được khởi công từ 18/5/2013 và đưa vào sử dụng từ tháng 12/2015. Tính hết quý 3/2020, nợ xấu của VietABank tại Đèo Cả Group là 964,7 tỷ đồng.
Theo Thảo Nguyên/Vietq.vn